Xe đẩy hàng là mặt hàng thông dụng nhất, phù hợp cho nhu cầu của nhà máy, xí nghiệp và cả dân dụng. Bộ phận quan trọng nhất của chiếc xe đẩy có thể nói là 4 bánh xe lắp theo xe đẩy, là cái mang lại giá trị sử dụng và tiện ích. Có điều người tiêu dùng nhiều khi không quan tâm mấy đến cấu tạo, chức năng thì nói gì đến việc bảo dưỡng định kỳ cho bánh xe. Chỉ đến khi có trục trặc, người ta mới để ý đến bộ phận tưởng như bé tí mà lại rất quan trọng này.
Khi chọn mua thay thế thì vấn đề ngoại hình, màu sắc: không quá quan trọng, bạn có thể chọn tương đồng là được. Nhưng có mấy điểm bạn cần chú ý đến là:
CHIỀU CAO
Bánh xe thay vào tốt nhất là phải có chiều cao bằng với các bánh xe đang sử dụng. Nếu chỉ chênh vài mm thì:
- Thay 2 bánh xe ở cùng 1 bên và chấp nhận xe có độ dốc nhỏ.
- Kê hoặc bỏ bớt một vài cái long đen đệm để đảm bảo chiều cao của 4 bánh xe bằng nhau.
TẢI TRỌNG & CHẤT LIỆU LỐP
Chọn giống với bánh xe đang sử dụng.
LẮP ĐẶT BÁNH XE VỚI SÀN XE
CÓ 2 DẠNG CHÍNH:
Mặt đế: Hàn chết hoặc bắt vít, bu lông nhờ hệ 4 lỗ khoan sẵn.
Cọc vít: Gắn với sàn nhờ hệ cọc vít có ren với ê cu hoặc sâu ren.
Ngoài ra có một số loại cọc khác nhưng hiếm gặp:
1. MẶT ĐẾ
a. Mặt đế hàn chết: không cần quan tâm nữa.
b. Mặt đế bắt bu lông: cần kiểm tra khoảng cách tâm lỗ và kích thước lỗ phải đồng nhất. Nếu không bạn sẽ phải bỏ thời gian để sửa lại mặt bích hoặc tốn công và chi phí để hàn mặt bích.
CÁC KÍCH THƯỚC CẦN CHÚ Ý CỦA TẤM MẶT ĐẾ BÁNH XE:
- A x a– Khoảng cách tâm lỗ: khoảng cách từ tâm lỗ này đến tâm lỗ kia.
- C x c – Kích thước mặt đế: kích thước bao ngoài của tấm mặt đế (hình vuông hoặc hình chữ nhật).
- D – Lỗ bu lông: có hình tròn hoặc hình oval
Chú ý: Tấm mặt đế Xoay có thể khác Tấm mặt đế Cố định.
2. DẠNG CỌC VÍT:
BẠN ĐO VÀ XÁC ĐỊNH:
- Bước ren: là bước răng thô (tiêu chuẩn) hay răng mịn. Ở Việt Nam, 95% là bước răng thô.
- Hệ ren: có M6, M8, M10, M12, M16
- Độ dài ren: 15mm, 20mm, 25mm, 35mm
3. CÁC DẠNG CỌC KHÁC:
Bạn phải đo đường kính, chiều dài cọc và lỗ xỏ ốt (nếu có) tùy theo dạng: